Người Chăm Ninh Thuận tưng bừng lễ hội KaTê 2024

Đăng ngày 03 - 10 - 2024
Lượt xem: 109
100%

Sáng nay 2/10, là ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lich. Tất cả các khu vực đền tháp Chăm tại Ninh Thuận đều tổ chức lễ rước y trang từ các làng lên tháp để làm lễ. Ninh Thuận hiện có 3 khu vực đền tháp được người Chăm theo đạo Bàlamôn thờ cúng hàng năm.

 

Tại tháp Po Klong Garai (Phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) được xem là một trong những cụm tháp đẹp và hùng vĩ nhất trong hệ thống tháp Chăm trên cả nước, một công trình tuyệt tác của người Chăm xưa để lại… nên trong ngày KaTê tháp Po Klong Garai chính là nơi thu hút khách du lịch và cộng đồng Chăm tới làm lễ và thăm viếng đông nhất.

Đồng chí Nguyễn Long Biên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc chào mừng và tặng quà Cả sư tháp Po Klong Garai

Đồng chí Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước tặng quà và chúc mừng lễ hội Ka Tê.

Lễ hội Katê trên tháp được bắt đầu với nghi thức rước y trang từ dưới làng Phước Đồng lên tháp Pô Klong Garai. Trong tiếng trống Ginăng, kèn Saranai, các vị chức sắc Bà la môn và người dân làng khiêng kiệu rước y trang vua lên làm lễ. Sau điệu múa “Dâng hoa tháp cổ” của các thiếu nữ Chăm và màn hòa tấu mã la của đồng bào Raglei, Cả sư trụ trì tháp và đồng chí Nguyễn Long Biên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc chào mừng tặng quà; đồng chí Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước đã tặng quà và chúc mừng. Trước sự chứng kiến của hàng ngàn người nô nức về bên ngôi tháp cổ kính, các chức sắc tôn giáo Bàlamôn thực hiện nghi lễ mở cửa tháp, tắm tượng thần, mặc y phục cho tượng thần, té nước lên tượng Siva..,

Cùng với tháp Po Klong Garai, cũng trong sáng nay lễ rước y trang còn được diễn ra trọng thể trên tháp Porome và đền Po Inư Nưgar (huyện Ninh Phước). Sau buổi lễ hôm nay, các địa phương có đông đồng bào Chăm Bàlamôn sinh sống, sẽ tổ chức các nghi lễ cúng ở làng và tại tộc họ, gia đình. Phần hội cũng sẽ được tổ chức mang tính gắn kết cộng đồng như: thi dệt thổ cẩm, làm gốm, thi đội nước, kéo co, đẩy gậy, thi trang phục Chăm… cùng các chương trình văn nghệ, giao lưu bóng đá, bóng chuyền, thưởng thức văn hóa ẩm thực dân gian.

Trong khi các vị chức sắc làm lễ bên trong tháp, các gia đình trong trang phục lễ hội bày mâm lễ quanh tháp, thành kính tạ ơn trời đất, thần linh, các bậc tiền nhân đã có công với quê hương, dạy dân đắp đập dẫn thủy nhập điền, trồng trọt, dệt vải... cầu mong ấm no, thanh bình đến cho muôn nhà.

Sau phần lễ, dưới chân tháp các nghệ nhân và thanh niên Chăm biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc truyền thống, tạo không khí vui tươi trong ngày hội lớn, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào Chăm Ninh ThuậnTrước đó vào trưa ngày 1/10 tại làng Chăm Hữu Đức, huyện Ninh Phước đã tưng bừng làm lễ khai hội KaTê với nghi lễ rước y trang nữ thần Po Inư Nưgar và màn múa hát tập thể tên sân của hơn 300 diễn viên là người trong làng.

Ở Ninh Thuận hiện có hơn 50.000 người Chăm sinh sống, tập trung nhiều nhất tại huyện Ninh Phước và các địa phương của huyện Thuận Nam, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Dịp này Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương trong tỉnh theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức lễ hội Ka Tê tại các khu vực đền tháp, đồng thời tổ chức các hoạt động thăm hỏi động viên các vị chức sắc, các gia đình chính sách người có uy tín tiêu biểu, chúc đồng bào chăm hưởng một mùa Ka Tê thật vui tươi an lành và hạnh phúc.

Năm 2017 lễ hội KaTê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ VHTT và DL chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Qua các hoạt động lễ hội Katê, tỉnh Ninh Thuận đang tích cực quảng bá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm để có thể kết hợp phát triển du lịch của địa phương cùng với những sản phẩm du lịch khác đến với du khách trong nước và quốc tế.

Một số hình ảnh Lễ hội KaTê tại Hữu Đức và tháp Po Klong Garai:

Tin liên quan

Tưng bừng lễ rước y trang tại đền thờ ông tổ nghề gốm Bàu Trúc(04/10/2024 2:09 CH)

Làng Chăm Bàni Ninh Phước rộn ràng Lễ hội Ramưwan - 2024(09/03/2024 8:12 SA)

Người giữ nhịp đờn ca tài tử làng Bình Quý(06/02/2024 8:11 SA)

Độc đáo nghề chạm bạc của đồng bào Chăm(02/02/2024 11:17 SA)

Lễ Yuơr Yang Cầu An – Từ trên các đền tháp về làng Chăm.(27/07/2023 2:07 CH)

Tin mới nhất

Tưng bừng lễ rước y trang tại đền thờ ông tổ nghề gốm Bàu Trúc(04/10/2024 2:09 CH)

Đoàn Famtrip thành phố Gwangju Hàn Quốc tham quan và trải nghiệm tại làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ...(29/03/2024 4:45 CH)

Làng Chăm Bàni Ninh Phước rộn ràng Lễ hội Ramưwan - 2024(09/03/2024 8:12 SA)

Người giữ nhịp đờn ca tài tử làng Bình Quý(06/02/2024 8:11 SA)

Độc đáo nghề chạm bạc của đồng bào Chăm(02/02/2024 11:17 SA)

52 người đang online
°