Độc đáo giếng cổ Thành Tín

Đăng ngày 19 - 04 - 2023
Lượt xem: 669
100%

 

Giữa những ngày các làng Chăm phấn khởi đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch, chúng tôi đến thăm giếng cổ làng Thành Tín thuộc xã Phước Hải. Đây là khu dân cư duy nhất của vùng đồng bào Chăm huyện Ninh Phước còn hai giếng cổ phát huy tốt tác dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.

Giếng cổ thuộc khu vực Xóm Cũ cách trung tâm thôn Thành Tín, (Palei Cuah Patih: làng Cát Trắng, tiếng Chăm) khoảng một cây số về hướng Đông. Phía Bắc giếng nước là cánh đồng lúa vụ lúa Đông- Xuân 2022- 2023 vừa thu hoạch xong còn vàng ươm gốc rạ. Phía Nam giếng là vườn cây ăn trái tỏa bóng xanh biếc, khí hậu trong lành. Chúng tôi gặp chị em phụ nữ và các cháu thiếu niên đến đây tắm giặt tại giếng cổ Pingung Kamei. Ngừng tay múc nước, chị Kiều Thị Phất cho biết tuy các gia đình đều lắp đặt nước máy sinh hoạt nhưng bà con vẫn thích ra giếng cổ tắm giặt vì nguồn nước mát lạnh, tinh khiết tự nhiên. Gia đình chị Phất canh tác 2 sào lúa vụ đông- xuân tưới bổ sung từ nguồn nước giếng cổ, vừa thu hoạch đạt năng suất đạt 7 tạ/sào. Thương lái thu mua lúa khô tại sân phơi với giá 7.500 đồng/kg, giúp gia đình có thu nhập vui đón năm mới đầm ấm, vui tươi.

Giếng cổ làng Chăm Thành Tín thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước

Trao đổi với chúng tôi vào sáng ngày 19/4/2023, ông Châu Văn Bính người có uy tín thôn Thành Tín cho biết hai giếng cổ này được ông bà xưa xây dựng từ thuở lập làng. Hệ thống giếng gồm hai cái nằm cách nhau khoảng 20 mét. Giếng phía Đông gọi là Pingung Kamei (giếng Cái) sử dụng vào việc ăn uống; giếng phía Tây gọi là Pingung Likei (giếng Đực) phục vụ tắm giặt. Ông bà lợi dụng mạch nước ngầm mát ngọt chảy quanh năm từ động cát ven làng Thành Tín (Khun Palei Cuah Patih) để xây dựng hệ thống giếng hộc lắp ghép bằng gỗ Sầm Ná chịu đựng được mưa nắng. Giếng sâu khoảng 2 mét, mỗi bề rộng 1,5 mét, ghép gỗ kín ba mặt theo các hướng Tây- Nam- Đông cao hơn mặt đất khoảng 70 cm, mặt giếng phía Bắc chừa trống để tiện việc lấy nước. Khi nước giếng dâng đầy tự động chảy tràn ra miệng ở hướng Bắc cho nhân dân tắm giặt, phục vụ sản xuất khoảng 10 ha lúa cánh đồng có tục danh Dja Pingung. Từ năm 2005 trở về trước, người dân làng Chăm Thành Tín sinh sống nhờ vào nguồn nước ngọt của hai giếng cổ. Sau khi có hệ thống nước máy lắp đặt đến từng gia đình, hai chiếc giếng cổ phục vụ nước uống cho gia súc và tưới bổ sung cho đồng lúa. Những gia đình ở khu vực Xóm Cũ hiện nay vẫn thường xuyên đến tắm giặt giếng cổ. Trên thành giếng có khắc dòng chữ Chăm ”Bảo vệ di sản giếng cổ làng” nhằm nhắc nhỡ con cháu gìn giữ nguồn nước quý báu của cha ông.

 Ông Châu Văn Bính cho biết thêm, bà con trồng và chung tay bảo vệ cây xanh trên động cát tạo nguồn sinh thủy nên từ xưa tới nay, giếng cổ làng Chăm Thành Tín chưa bao giờ cạn nước. Vào các năm 1977 và 2005, thôn xóm chung tay tôn tạo hai chiếc giếng cổ để giữ lại nét văn hóa làng. Với vai trò người cao tuổi có uy tín, tôi tích cực vận động bà con giữ gìn giếng cổ truyền thống. Vào dịp tháng tư hàng năm, làng Thành Tín tổ chức lễ cúng giếng để tưởng nhớ công ơn tổ tiên đem lại nguồn nước trong lành, bảo đảm đời sống dân làng no ấm.

Tin liên quan

Tưng bừng lễ rước y trang tại đền thờ ông tổ nghề gốm Bàu Trúc(04/10/2024 2:09 CH)

Người Chăm Ninh Thuận tưng bừng lễ hội KaTê 2024(03/10/2024 8:39 SA)

Làng Chăm Bàni Ninh Phước rộn ràng Lễ hội Ramưwan - 2024(09/03/2024 8:12 SA)

Người giữ nhịp đờn ca tài tử làng Bình Quý(06/02/2024 8:11 SA)

Độc đáo nghề chạm bạc của đồng bào Chăm(02/02/2024 11:17 SA)

Tin mới nhất

Tưng bừng lễ rước y trang tại đền thờ ông tổ nghề gốm Bàu Trúc(04/10/2024 2:09 CH)

Người Chăm Ninh Thuận tưng bừng lễ hội KaTê 2024(03/10/2024 8:39 SA)

Đoàn Famtrip thành phố Gwangju Hàn Quốc tham quan và trải nghiệm tại làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ...(29/03/2024 4:45 CH)

Làng Chăm Bàni Ninh Phước rộn ràng Lễ hội Ramưwan - 2024(09/03/2024 8:12 SA)

Người giữ nhịp đờn ca tài tử làng Bình Quý(06/02/2024 8:11 SA)

46 người đang online
°