Lễ hội ở làng Chăm góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Đăng ngày 18 - 10 - 2023
Lượt xem: 232
100%

Những năm gần đây, cứ mỗi dịp lễ hội Ka Tê, khi việc đồng ruộng đã xong, khi cơn mưa đầu mùa từ trên cao nguyên đang về, các làng Chăm lại nhộn nhịp vào mùa lễ hội.

 

Khi các lễ nghi trên các đền tháp vừa xong, người và xe lại nhộn nhịp ở các làng, con cháu gần xa đang sinh sống học tập, làm ăn khắp mọi miền Tổ quốc, có người đang sinh sống ở nước ngoài, hết thảy đều nô nức hướng về với cội nguồn, với quê hương, nơi chốn rau cắt rốn để dự lễ hội Katê. Lễ hội ở làng được biểu thị rất rõ qua sinh hoạt tế lễ tại nhà làng, ở các dòng họ và gia đình. Phong tục đó đã có từ lâu trong tâm thức của người Chăm, là nét đẹp văn hóa tâm linh mang tính truyền thống, thể hiện chiều sâu, độ dầy về văn hóa cộng đồng làng xã, một nhu cầu không thể thiếu của con người trong thời hiện đại.

Lễ hội ở làng Hữu Đức, xã Phước Hữu thu hút rất đông khách du lịch và cộng đồng dân địa phương tới tham dự

Lễ hội Katê năm nay với tiêu chí vui tươi, tiết kiệm, an toàn, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao được diễn ra ở hầu hết các làng Chăm có đông đồng bào Chăm theo tôn giáo Bàlamôn, đã đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần cho người dân địa phương và du khách đến tham quan Lễ hội. Trước khi lễ hội diễn ra các làng Chăm sửa sang nhà cửa khang trang, treo cờ Tổ quốc, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Không khí luyện tập văn nghệ, thể thao, chuẩn bị tham gia các hoạt động mừng đón lễ hội. Katê năm nay được cộng đồng Chăm tổ chức rất nhộn nhịp. Ngoài chương trình văn nghệ đón mừng Katê hầu như làng nào cũng có, thì những làng có tổ chức múa trên sân vận động như Hữu Đức, Hậu Sanh, Hiếu Lễ, Bàu Trúc… việc luyện tập không kể ngày đêm được diễn ra trước cả tháng.

Độc đáo nghi lễ tín ngưỡng thành sản phẩm văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Chăm được trình diễn trên không gian làng xã.

Bên cạnh công tác nâng tầm các giá trị văn hóa truyền thống như: các hoạt động lễ hội, giói thiệu làng nghề truyền thống… Trên sân khấu làng, các nhạc cụ, các ca khúc truyền thống mang âm hưởng dân ca Chăm, đã không còn bó hẹp trong các nghi lễ tôn giáo, mà được biểu diễn rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt trong sinh hoạt lễ hội, phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách du lịch.

Có thể thấy trên sân khấu ở các làng Chăm, diễn viên là đủ các lớp người dân làng, từ người già 70 tuổi, đến sinh viên học sinh thanh thiếu niên, đến các cháu mẫu giáo đều chung nhịp múa, âm điệu dân ca truyền thống… đặc biệt ở tất cả các làng, việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng, hết thảy đều là sự tự nguyện, mỗi gia đình; mỗi người tự góp sức, tự mua sắm trang phục biểu diễn… được tham gia các hoạt động chung với công đồng, ai cũng thấy không chỉ là trách nhiệm mà còn là điều vinh dự, điều đó thật quý giá cần được trân trọng, gìn giữ. Đó chính là sức mạnh đoàn kết gắn bó cộng đồng, đức tính cần cù chịu khó, trọng lễ nghĩa; là tinh thần tự lực, tự cường, lòng tự tôn về quê hương và trách nhiệm cá nhân với cộng đồng làng xã.

Văn nghệ diễn ở làng luôn được mọi người dân hưởng ứng và tham gia.

Sau gần 20 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới. Đến nay đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Chăm đã có bước phát triển rõ rệt, ở mức khá so với các dân tộc thiểu số khác.

Một điệu múa của thiếu nhi làng gốm Bàu Trúc.

Song song với việc nâng cao trình độ dân trí, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng của các thiết chế văn hóa, thì việc duy trì các giá trị truyền thống trong văn hóa làng cũng cần được các cấp chính quyền quan tâm, phát huy hết vai trò của các thiết chế văn hóa, tôn giáo truyền thống. Qua đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, từng bước để người dân từ chỗ tự hào dẫn đến gìn giữ và lưu truyền di sản ấy, để từ đó lan truyền những vẻ đẹp đáng trân trọng của văn hóa Chăm với du khách gần xa… thiết thực góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở, hưởng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống huyện Ninh Phước năm 2024(16/07/2024 3:09 CH)

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN NINH PHƯỚC TỔ CHỨC KHAI MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ MI NI NAM-NỮ CÔNG NHÂN VIÊN...(16/07/2024 3:17 CH)

Bế mạc Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách huyện Ninh Phước lần thứ 23 - Hè năm 2024(12/07/2024 9:24 SA)

HỘI THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM 2024 - KHU VỰC V: ĐỘI THI TỈNH NINH...(08/07/2024 4:56 CH)

Khai mạc giải bóng đá truyền thống huyện Ninh Phước(03/07/2024 4:31 CH)

50 người đang online
°