Huyện Ninh Phước - Nhìn lại công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau 3 năm được công nhận.

Đăng ngày 28 - 12 - 2020
Lượt xem: 30
100%

 

Chiều ngày 24-12-2020 UBND huyện Ninh Phước tổ chức tổng kết kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở huyện, giai đoạn 2018 – 2020..

Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao-Du lịch, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm; lãnh đạo UBND, các ban ngành thuộc huyện Ninh Phước; các xã có đồng bào Chăm sinh sống; đại diện các BQL đền, tháp và người có uy tín tại các làng Chăm...

Năm 2017, “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc” và “Lễ Hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 03 năm qua, huyện Ninh Phước đã triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy 02 di sản văn hóa phi vật thể, Thông qua các hoạt động, huyện đã tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá về di sản; triển khai công tác tuyên truyền cho nhân dân trong vùng di sản. Ngành giáo dục đưa nội dung giới thiệu các di sản trong hoạt động ngoại khóa của trường học. Lễ hội Ka tê hàng năm được tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính theo đúng các nghi lễ truyền thống; phần hội mỗi năm thêm phong phủ, hấp dẫn tạo được sức lan toả, lôi cuốn, góp phần thu hút đông đảo nhân dân tham gia và khách du lịch tới tham quan. Các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Chăm được mở rộng đến từng thôn, tổ dân phố. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu làng nghề truyền thống, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc Chăm tại địa phương. Đã tổ chức 3 Câu lạc bộ, truyền dạy nhạc cụ Chăm truyền thống được thành lập; thí điểm đưa việc học sử dụng nhạc cụ vào trường học bước đầu đã có kết quả khả quan. Các làng Chăm đều duy trì các cậu lạc bộ văn nghệ dân gian, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội truyền thống hay những sự kiện tại địa phương. Làng nghề Bàu Trúc với định hướng duy trì 2 dòng gốm truyền thống phục vụ dân sinh và gốm mỹ nghệ. Mở các lớp dạy nghề, triển khai Đề án chiến lược Maketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc, nhằm phát triển thị trường trong nước và quốc tế, nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân, sản phẩm ngày càng có chất lượng, với nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Sản xuất, kinh doanh mở rộng theo hướng liên kết và chuỗi giá trị: đặc biệt là công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ và công tác quản lý làng nghề. Các công trình phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, nhà sinh hoạt cộng đồng Chăm cũng được đầu tư duy tu sửa chữa và xây mới với tổng trị giá hơn 25 tỷ đồng. Những nghệ nhân có đóng góp cho việc phát triển làng nghề cũng được đề nghị công nhân danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”...

Các thảo luận tại hội nghị cũng đã làm rõ những việc đã làm được, đồng thời cũng chỉ ra một số tồn tại trong công tác bảo vệ di sản như: hoạt động của các đội văn nghệ ở một số thôn chưa thực sự hiệu qua, các câu lạc bộ âm nhạc và múa hát dân gian Chăm ở các xã, thị trấn chỉ hoạt động theo mùa vụ, chưa thường xuyên; một số công trình tín ngưỡng chưa được quan tâm đúng mức; kinh phí dành cho bảo vệ và phát huy giá trị các di sản chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết ở các địa phương; hoạt động kinh doanh, trình diễn tại nhà trưng bày gốm Bàu Trúc cần chấn chỉnh theo đúng chức năng. Công tác tuyên truyền cho người dân vùng di sản cần được làm tốt hơn...

Phát biểu tại hội nghị đồng chí Văn Công Hòa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đánh giá cao những kết quả mà UBND huyện và nhân dân vùng di sản đã làm được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác dạy nghề, truyền nghề nhằm bảo tồn, duy trì và phát huy nghề gốm truyền thống làng Bàu Trúc. Tăng cường tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Nâng tầm lễ hội Ka Tê để góp phần quảng bá hình ảnh Ninh Thuận; làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; tăng cường nguồn lực để sưu tầm, bảo tồn và có biện pháp phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.

Tại hội nghị đồng chí Bạch Văn Nguyên – Phó Chủ tịch UBND huyện đã đánh giá cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, trong thời gian qua luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các địa phương, được sự quan tâm của Sở Văn hóa Thẻ thao- Du lịch, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm; được sự tham gia đầy trách nhiệm của cộng đồng Chăm ủng hộ và đóng góp tâm sức nên những thành tích đạt được rất khả quan. Tự hào vì có 2 di sản nhưng đồng thời cũng cần nhìn nhận những tồn tại cần khắc phục trong thời gian sắp tới, từ đó thấy rõ trách nhiệm của mỗi ban ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở và nhân dân vùng di sản.

UBND huyện cũng đã triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “nghệ thuật làm gốm của người Chăm Bàu Trúc” và “lễ hội Ka Tê của người Chăm Ninh Thuận” trên địa bàn huyện Ninh Phước giai đoạn 2021-2025 và tặng giấy khen cho 4 tập thể và 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy 02 di sản văn hóa phi vật thể trong 3 năm qua.

                                                                                                            Thanh Sơn

Tin liên quan

Tin mới nhất

GIẢI BÓNG ĐÁ GIAO HỮU THANH NIÊN LỰC LƯỢNG CÔNG AN VỚI THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ(14/04/2024 2:23 CH)

Người Chăm Ninh Phước vào mùa lễ Rija Nagar 2024(12/04/2024 10:00 SA)

HUYỆN ĐOÀN NINH PHƯỚC TỔ CHỨC NGÀY ĐOÀN VIÊN NĂM 2024(26/03/2024 10:05 SA)

Khai mạc Hội thi Thể dục thể thao cấp học Mầm non huyện Ninh Phước lần thứ II, năm 2024(20/03/2024 11:06 SA)

NGÀY HỘI "THIẾU NHI VUI KHỎE" HUYỆN NINH PHƯỚC NĂM 2024(20/03/2024 8:41 SA)

11 người đang online
°